Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

TIN NÓNG TRONG NGÀY: VỤ 3 CÔ CON GÁI HOẢ (TƯỚI XĂNG ĐỐT) NHÀ MẸ TẠI HƯNG YÊN, NGƯỜI CON GÁI THỨ 2 ĐÃ QUA ĐỜI !



(FB Hà Tĩnh Mình Thương)

Ban tổ chức tang lễ và gia đình chúng tôi vô cùng nhục nhã báo tin: 

Đứa con bất hiếu thứ nhất và thứ 2 đã ra đi vĩnh viễn. 

Kính mong quý bà con cô bác đừng cười vội. Chờ con thứ 3 ra đi rồi hả cười luôn 1 lượt. 😃😃😃

(nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=194157533171401&set=pb.100077314673032.-2207520000.)

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2023

TIN VUI: LÀNG DU HIẾU ĐÃ THAY CỜ ĐẠO BẰNG CỜ TỔ QUỐC.



Hình ảnh dưới đây là hình ảnh mới nhất về làng Du Hiếu tại Giao Thuỷ, Nam Định sau sự lên tiếng của cộng đồng và dư luận mạng xã hội, họ đã thay cờ đạo Công giáo bằng Cờ đỏ sao vàng 5 cánh của Tổ quốc Việt Nam. Phải thế chứ, mặc dù đây là điều hơi muộn nhưng đây là bài học đắt giá cho chính quyền nơi đây, cho bà con giáo dân nơi đây khi họ định quên mất Cờ Tổ quốc phải là thiêng liêng, là số 1, là cao nhất, đặc biệt là các cổng làng, được xem là một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Họ có quyền xây dựng, thiết kế đồ sộ, hiện đại theo kiểu châu Âu, kiểu Pháp nhưng khi đã cắm lá cờ trên cổng làng đó thì phải có lá cờ Tổ quốc Việt Nam, đó là cổng làng chứ không phải nhà thờ nơi họ rao giảng, sinh hoạt tôn giáo. Vốn dĩ Nam Định nói chung, Giao Thuỷ nói riêng có rất nhiều nhà thờ, có nhiều giáo xứ và nhiều giáo dân theo đạo Công giáo, nếu cổng làng nào cũng cắm cờ đạo, cờ Công giáo mà không có lá cờ Tổ quốc thì đất nước này sẽ như thế nào.

Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một, cho dù có nhiều dân tộc hay đa tôn giáo nhưng họ đều con rồng cháu tiên, con dân nước Việt máu đ.ỏ, da vàng và lợi ích dân tộc là trên hết. Những giáo dân tại làng Du Hiếu cần nhận thức điều đó và giáo dục các thế hệ con cháu họ hãy sống tốt đời đẹp đạo, đồng hành cùng dân tộc chứ không chỉ việc thay đổi việc cắm lá cờ trên cổng làng.

Liệu sau việc thay đổi này báo Dân trí có cập nhật hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng trên cổng làng thay vì lá cờ đạo Công giáo được đăng vào đúng ngày mồng 1 Tết vừa rồi không nhỉ?

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

TẠI SAO CỔNG LÀNG DU HIẾU TREO CỜ CÔNG GIÁO MÀ KHÔNG TREO CỜ TỔ QUỐC?

Ngày Mồng 1 Tết Nguyên đán - Xuân Quý Mão 2023, tức ngày 22/01/2023 Dương lịch, báo Dân trí có đăng tải bài viết “Cổng làng "khủng" giống phong cách châu Âu ở Nam Định” và ngay lập tức bài viết đã nhận được sự quan tâm của dư luận, mạng xã hội không chỉ về kiến trúc hiện đại, số tiền đầu tư lên đến hàng tỷ đồng mà đáng chú ý là việc trên cổng làng này chỉ có cắm là cờ của đạo Công giáo mà không hề có là cờ Tổ quốc như những cổng làng khác trên đất nước Việt Nam.

Cổng làng Du Hiếu thuộc xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, được biết đến là làng theo Công giáo toàn tòng với khoảng 2.000 nhân khẩu có thiết kế với kiểu dáng mang nét kiến trúc châu Âu, ngoài sự to lớn về kích cỡ còn là dáng vẻ mang nhiều đường nét giống Khải Hoàn Môn ở Paris (Pháp) và phần chạm khắc các bức phù điêu khắc họa một số câu chuyện trong Kinh Thánh. Cổng có chiều cao 15m, rộng 8m, có tất cả 16 bức phù điêu được chia bố cục đều 4 mặt của cổng. Kinh phí xây dựng cổng làng Du Hiếu khoảng 2 tỷ do người dân làng Du Hiếu, bao gồm những người xa quê, đồng hương đang sống và làm việc ở các vùng miền khác nhau đóng góp.
Nhìn từ các góc độ về thiết kế, kiến trúc cũng như số tiền đầu tư thì cổng làng Du Hiếu là công trình rất công phu, hiện đại nhưng điều đáng tiếc khi trên công làng đó lại không có lá cờ Tổ quốc tung bay như cách mà các cổng làng khác trên đất nước Việt Nam. Nên nhớ rằng đây là CỔNG LÀNG chứ không phải NHÀ THỜ hay nhà riêng của những tín đồ theo đạo Công giáo. Và thực tế nhiều giáo xứ, nhà thờ việc treo cờ Tổ quốc cũng đã trở thành một phong trào, một nét đẹp mỗi khi dịp lễ, tết của quê hương, đất nước.
Vậy thì hà cớ sao một cổng làng, kể cả làng toàn tòng đi chăng nữa hay kiến trúc hiện đại theo kiểu châu Âu đi chăng nữa lại không có lá cờ Tổ quốc? Chính quyền, những người có trách nhiệm về công trình này liệu đang cố tình hay vô ý? Và tại sao báo Dân trí lại đăng tải bài viết, hình ảnh để PR cho “cổng làng” có 1 không 2 vào ngày Mồng 1 Tết Nguyên đán như vậy?




=> Sau khi tiếp nhận phản ánh của cộng đồng mạng, cổng làng Du Hiếu, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định đã được thay thế cờ Vatincan bằng cờ Tổ quốc!


Thứ Năm, 19 tháng 1, 2023

Im lặng và không hơn thua với những kẻ xuyên tạc?

Trước làn sóng phỉ báng và chống phá Phật giáo đang dấy lên của các cá nhân, tổ chức trên trang mạng xã hội FB hiện nay thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam của chúng ta đã chọn cho mình cách im lặng, mặc nhiên không tranh cãi hơn thua hay biện minh đúng sai mà thay vào đó là những thái độ, hành động giải quyết vấn đề hết sức mềm dẻo và phù hợp với chánh pháp.

Kính thưa Chư tôn đức, quý phật tử cùng các vị thiện hữu tri thức. Có một chân lý là khi đám cháy xuất hiện, lửa lan dần ra thì ta không thể nào cho thêm dầu vào được mà phải đưa nước đến để dập tắt lửa. Cũng như vậy, khi các thế lực xấu ác đang lan rộng ra với sự sân hận, si mê tột cùng thì chúng ta càng không thể nóng nảy, hoang mang mà phải tuyệt đối bình tĩnh, kiên định và dịu mát như nước cam lồ.

Vừa qua, có rất nhiều bài viết đã lên tiếng bày tỏ quan điểm bức xúc của phật tử cùng các vị thiện hữu tri thức gần xa về hiện tượng phỉ báng tăng, ni, chống phá Phật giáo trên FB mà trong số những vị đó có cả đứa tài hèn, sức mọn chỉ mới 19 tuổi là con. Cũng chính vì điều này đã khiến cho một số cá nhân, tổ chức trở nên hoang tưởng, cảm thấy vui mừng và hài lòng với "thành công ảo". Tại sao lại gọi là "thành công ảo"? Vì mục đích của họ là gây chia rẽ sự đoàn kết, gây mất lòng tin của phật tử và mọi người vào Giáo hội cùng với chư tăng, ni nên khi thấy chúng ta có các bài viết phản ứng như vậy họ cứ tưởng mình đã "thành công", đã làm cho chúng ta bị "chấn động", hoang mang và thậm chí là lo sợ.

 

Sự vui mừng hoang tưởng về "thành công ảo" của những "Hộ Pháp" trên Facebook

Đáng buồn thay! Do cái "thành công ảo" đó mà bọn chúng đã tiến hành thêm nhiều hành động chống phá mới tàn độc và thủ đoạn hơn nhằm vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng chư tăng, ni, phật tử. Nhận thấy được sự thiếu hiểu biết và mê muội đó của họ, Chư tôn đức lãnh đạo trong Giáo hội đã im lặng và không trực tiếp lên tiếng phân minh, chúng đã lầm tưởng là chúng "thành công trong việc phá hoại", nhưng sự thực đó là cả một bầu trời trí tuệ, là sự tu tập và thấm nhuần hạnh Từ bi, Nhẫn nhục.

Trong Kinh kể lại, có lần đức Phật trên đường du hóa, một thầy Bà la môn lẽo đẽo theo sau chửi nhưng Phật cứ thong thả đi. Ông tức giận quá chận lại hỏi:

- Ngài Cồ Ðàm, Ngài có điếc không?

Phật đáp: - Không.

- Không điếc sao không nghe tôi mắng chửi mà không có phản ứng?

- Ta không điếc việc mắng chửi của ông có liên hệ gì với ta đâu?

Phật liền nói ví dụ như nhà ông có giỗ mời bà con quyến thuộc tới dự, khi họ sắp về ông gói quà bánh tặng. Những người ấy không nhận thì quà đó về ai?

Ông Bà-la-môn đáp: - Nếu họ không nhận thì quà đó về tôi chứ ai.

Phật bảo:

- Cũng vậy, ông chửi ta mà ta chẳng nhận thì những lời mắng chửi đó xin gởi lại cho ông.

Người ta cứ nghĩ rằng nhịn là thua, nhưng trường hợp vừa kể đức Phật có thua không? Chửi Ngài mà Ngài không chống cự thì hậu quả tự trở về người chửi. Chúng ta thử tập khi bị mắng chửi mà chúng ta cứ lặng lẽ làm thinh, không nói gì hết thì rốt cuộc người nào tức hơn. Người bị chửi tức hay người chửi tức?

Cho nên tưởng rằng tranh hơn thua là hay, không ngờ càng tranh càng lún sâu vào phiền não, chẳng khác nào như lửa cháy mà cứ chế thêm dầu vào. Còn một bên nóng giận, một bên im lặng, không có lời thách đố nhau thì làm gì có chuyện đấu tranh để dẫn đến những tai hại lớn lao. Rõ ràng nhẫn nhịn là điều hết sức quan trọng, không phải việc thường. Người biết nhẫn nhịn thì là người làm được việc lớn, còn người không nhẫn nhịn được thì không làm được việc gì hết. Cho nên chúng ta muốn làm được điều hay điều tốt thì phải có đức Nhẫn nhịn mạnh mẽ, như vậy việc làm mới thành công" (Trích Ðức Từ Bi và Nhẫn Nhục - Hoà thượng Thích Thanh Từ, Tuần báo Giác Ngộ số 8, 9 & 10).

Lại nữa, "Kẻ ác hại người hiền, như ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời, trở lại rơi trên mình, như ngược gió tung bụi, bụi chẳng tới người, trở lại làm nhơ mình..." (Kinh Tứ Thập Nhị Chương). Đến đây, chúng ta cũng đã phần nào hiểu được sự cao minh trong suy nghĩ và trí tuệ trong hành động của Chư tôn đức tăng, ni lãnh đạo Giáo hội khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách.

Các "Hộ Pháp" đang bàn về kế hoạch hoạt động của mình trong "tình hình mới"

Bên cạnh việc "nhẫn nhục" trước những lời phỉ báng vô thức của kẻ si mê, lầm lạc thiếu hẳn đạo đức, các Ngài còn giàu lòng từ mẫn, hỷ xả và bao dung. Không trách cứ, không giận hờn cũng không hô to, làm lớn để hơn thua hay chứng minh sự trong sạch cho mình vì chỉ cần là người có trí tuệ, có hiểu biết sẽ tự nhiên thấy được đúng sai trong việc này. Nên biết rằng "ai còn thấy hơn, thấy thua là còn khổ. Hơn người thì oán hờn, còn thua người thì đêm đến trằn trọc ngủ không được. Chỉ người bỏ được hơn thua thì an ổn, hạnh phúc" và "Trong kinh Pháp Hoa, Phật có dạy: muốn vào nhà Như Lai phải có lòng từ bi, muốn mặc áo Như Lai tức phải nhẫn nhục" (Trích Ðức Từ Bi và Nhẫn Nhục - Hoà thượng Thích Thanh Từ, Tuần báo Giác Ngộ số 8, 9 & 10).

Một lần nữa, chúng ta lại phải cúi đầu đảnh lễ tán dương đạo hạnh và trí tuệ của Chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Các Ngài đã rất dũng mãnh và khéo léo khi lèo lái con thuyền Đạo pháp nước nhà vượt qua hết gian khó này đến thử thách kia. Hơn lúc nào hết, giờ đây chúng ta cần phải có niềm tin vững chắc, chân thật vào Tam Bảo, vào chư tăng, ni và đừng bao giờ để cho những lời lẽ tà kiến, những hành động phi pháp làm mê hoặc rồi dần dần ra khỏi con đường dẫn đến giác ngộ, vô ngã, vị tha lúc nào không hay.

Cuối lời, con xin cầu chúc cho Chư tôn đức cùng quý đạo hữu thân tâm thường an lạc, đạo quả sớm viên thành và cũng không quên cầu cho những ai lầm đường, lạc lối đang chìm đắm trong si mê sẽ sớm quay về nương tựa chánh pháp.

Cư sĩ Diệu Âm Thiện Định

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2023

Trách nhiệm của tăng, ni, phật tử trước hiện tượng xuyên tạc, chống phá Phật giáo

Kính bạch Quý Chư tôn đức Tăng, Ni cùng toàn thể quý Phật tử và các hàng thiện tri thức. 

Tận mắt chứng kiến một loạt chuỗi các hoạt động, hiện tượng chống phá Phật giáo, phỉ báng Tăng, Ni đã và đang diễn ra trên trang mạng xã hội Facebook mà lòng con đau như dao cắt.

Cảm thấy trách nhiệm không còn cho phép mình yên lặng được nữa nên hôm nay, con mạn phép viết lên vài dòng cảm nghĩ hèn mọn của mình để bày tỏ quan điểm cá nhân trước sự việc này. Ngõ hầu đền đáp ơn sâu Tam Bảo và làm cho Phật Pháp được rạng ngời.

Kính thưa Chư tôn túc cùng toàn thể quý đạo hữu.

Hiện nay, trên trang mạng xã hội Facebook có rất nhiều các trang, hội, nhóm của một vài cá nhân, tổ chức đứng ra thành lập và điều hành nhằm mục đích xuyên tạc và phỉ báng Chư tôn đức Tăng, Ni và Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Một vài trong số đó là:

https://www.facebook.com/hophapvuong

https://www.facebook.com/pages/Thư-Viện-Ác-Dâm-Tăng/280805598795173

https://www.facebook.com/profile.php?id=100007367116950

Họ treo khẩu hiệu "Diệt Ác Ma Tăng Quốc Doanh" và tôn chỉ "Nguyện Trừ Yêu Tăng Diệt Ma Ni Việt Nam", họ tự xưng mình là "Hộ Pháp Tướng Quân", hay "Bổn Toạ", "Bổn Pháp", "Thần nữ diệt Ma Tăng",... Chúng liên tục soi mói và phỉ báng tăng ni, phật tử bằng những lời nói, từ ngữ hết sức thô tục và khiếm nhã ("HÌNH TƯỚNG HUNG HIỂM CỦA MỘT CON CHÓ GIÀ. CON CHÓ GIÀ NÀY THUỘC NÔ ĐĨ PHƯƠNG BẮC CHUYÊN ÔM QUẦN ÁC DÂM TĂNG NÊN BÀY ĐẶT THƠ VĂN NHƯ CỨT VÀ ĐẠO ĐỨC GIẢ NHƯ...CHÓ. TỔ CỤ MÀY CHÓ GIÀ NGUYỄN PHÚC HÀ" - Nguyên văn một bài đăng trên trang Facebook Trung Ho - "Hộ Pháp Tướng Quân").

Thông qua việc đăng tải trên Facebook những hình ảnh xấu ác cùng các phát ngôn ngông cuồng, phi sự thật đó, bọn chúng đã tuyên truyền, lôi kéo và đã có một số ít người ngộ nhận về các thông tin đó, họ đang có âm mưu gây xôn xao dư luận và phá vỡ hình tượng tốt đẹp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây rất có thể là một tổ chức đã có âm mưu từ trước nhằm huỷ hoại danh tiếng và hạ thấp uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam rồi từ đó từng bước phá diệt đạo Phật tại Việt Nam xen lẫn "mùi" chính trị.

Dưới đây là một số hình ảnh và hoạt động của họ trên Facebook đầy dã tâm và thủ đoạn.

 

 

 

Kính thưa quý vị.

Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều sẽ cảm thấy vô cùng xót thương cho những con người thiếu đạo đức cứ tự xưng mình là "Hộ Pháp" và bức xúc trước những lời lẽ tàn độc, thô tục, kém văn hoá. Họ đâu biết rằng đằng sau cái "thành công" huyễn ảo đó chính là tội lỗi chất chồng, là cánh cửa bước vào Địa ngục. Bởi lẽ tăng là một trong ba ngôi Tam Bảo cao quý nhất trên đời, là Thầy mô phạm dẫn đầu chúng sinh; "Tăng là những người xuất gia, sống cả cuộc đời theo đạo lý. Nhất là ở thời đại này, Phật đã nhập diệt, giáo pháp thì cực kỳ khó hiểu, chỉ có chư tăng mới có thể hiểu hết và giải thích được rõ ràng cho chúng ta am tường đường tu. Do đó, nếu không có tăng, ni tu hành thì ta cũng khó có cơ hội hiểu về đạo Phật. Sự thật, tăng ni quý như vàng nên chúng ta cần phải bảo vệ tăng, ni; bảo vệ một tài sản vô cùng giá trị mà không phải ai cũng may mắn có được" (Bài giảng Phật tử và trách nhiệm bảo vệ ngôi "Tăng bảo" - Thượng toạ Thích Chân Quang). Ấy thế mà bọn chúng còn không ngần ngại phỉ báng và lăng mạ. Khủng khiếp hơn là trong số đó có cả các bậc cao tăng, thạc đức như: Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ, cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Trí Quảng...

Mục đích trước mắt của bọn chúng là gây chia rẽ sự đoàn kết và hoà hợp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; gây mất niềm tin của phật tử đối với tăng, ni. Hậu quả sẽ không lường được nếu như dã tâm của chúng trở thành hiện thực. Vì sao? Vì chúng làm như vậy sẽ khiến con người ta không còn tin vào Phật Pháp; làm cho phật tử xa lánh chùa chiền và Tăng bảo. Như chúng ta đã biết thì "người phật tử tại gia mà không liên lạc với chùa chiền, tăng, ni thì không phải là phật tử. Vì trong kinh Phật đã dạy, cư sĩ là người gần gũi phụng sự Tam Bảo. Tam Bảo là chỗ y cứ cho mọi người hướng về Phật giáo, nếu ta tách rời chùa chiền, tăng, ni tức nhiên sự liên lạc truyền bá Phật giáo bị cắt đứt: Hệ thống truyền bá không còn, nhất định Phật giáo sẽ đi đến tiêu diệt. Như vậy, chúng ta tin Phật mà trở lại làm tiêu diệt Phật giáo" (Trích trong Trách vụ Phật tử tại gia - Hòa thượng Thích Thanh Từ).

Thấy được hậu quả ghê gớm như thế, chúng ta cần phải kiên định trước những lời xuyên tạc, phỉ báng và "vững bền trong Phật Pháp" (Lời giáo huấn của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh). Bên cạnh đó, chúng ta còn phải ra sức bảo vệ Tăng bảo, dốc sức chung tay cùng Giáo hội chống lại các thế lực xấu ác. "Lại phải giữ lấy miệng lưỡi, đừng để phát ra lời tiếng không tốt. Tâm giận dữ nổi lên là tự hại đạo nghiệp, hư mất công đức. Đức tính của Nhẫn, giữ giới và khổ hạnh không thể sánh bằng. Thực hành đức Nhẫn mới được mệnh danh là bậc thượng nhân có sức mạnh. Kẻ nào không thể tiếp nhận cái độc nhục mạ một cách hoan hỷ như uống nước cam lộ, kẻ ấy không thể được ca tụng là người nhập đạo có trí" (Kinh Di Giáo - Hòa thượng Thích Trí Quang dịch). Được như vậy mới xứng đáng là con của Phật, mới chính là Hộ Pháp, mới đúng là thiết thực cúng dường chư Phật và đền ơn Tam Bảo.

Nam-mô Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ-tát Ma ha tát!

Cư sĩ Diệu Âm Thiện Định

https://phatgiao.org.vn/trach-nhiem-cua-tang-ni-phat-tu-truoc-hien-tuong-xuyen-tac-chong-pha-phat-giao-tren-fb-d16242.html

Ai đứng ra lập các Facebook xuyên tạc và chống phá Phật giáo?

Phật giáo Việt Nam - Hiện nay, Phật giáo đang trên đà phát triển mạnh, Phật giáo đã và đang đi vào lòng xã hội để đưa đời sống tâm linh, con người hướng tới chiều hướng tích cực, thì có những người không rõ nguồn gốc họ là tôn giáo nào, như người có tên facebook là Tiêu diện Hộ pháp và một số nick Facebook khác giả danh là Phật tử thường chỉnh sửa hình ảnh tăng, ni để vu khống quý tăng, ni.

Là Phật tử, chúng ta không nên tin vào những lời thơ nhơ bẩn và những tấm hình vô căn cứ như vậy. Quý Phật tử cần giữ vững lòng tin với Chánh pháp, với người truyền thừa Phật pháp. Phật giáo luôn là một tôn giáo có lòng từ bi nên bị các người có dã tâm muốn phá hoại, họ là những con Ma vương luôn phá Chánh pháp từ thời của Thế Tôn cho tới bây giờ, vì không đạt được mục đích như ý muốn, họ không có bằng chứng của Tăng, Ni Phật giáo bị tha hóa nên phải cắt ghép những hình ảnh để bịa đặt cho hàng Tăng, Ni. Với dã tâm để họ đạt được mục đích làm cho tín đồ Phật giáo mất đi lòng tin đối với hàng Tăng, Ni và lần lần rời xa đạo Phật.

Giao diện trang chủ

Kính thưa quý vị, chúng tôi là những người đã gần gũi và thân cận với Phật giáo, cũng như hàng tăng sĩ đã hơn 20 năm qua. Chúng tôi không hề thấy quý vị ấy có những hành vi dâm đãng, hay tha hóa như lời của con "Ác Ma" đã nói. Xin các Phật tử cũng đừng nên đấu đá qua lại bằng những tin nhắn Facebook với hạng người này, điều đáng làm là quý phật tử của ta chỉ cần im lặng. Luôn giữ trọn niềm tin và tín ngưỡng của mình.

Ai cũng biết và nhận thấy rằng Hòa thượng thượng Trí hạ Tịnh (Thích Trí Tịnh) của chúng ta là một bậc danh tăng, thế mà chúng xuyên tạc Ngài là người có người tình đồng giới, là quỷ trọc. Như vậy quý phật tử hãy coi đây là bằng chứng của đám người tà ma ngoại đạo đang vu khống các tăng sĩ Phật giáo. Chúng ta hãy cùng nhau tìm ra cách tốt nhất để bảo vệ Phật giáo.

Chúng tôi rất mong khi các Phật tử đọc được những lời tâm tình từ trái tim của người kính mến Phật giáo. Xin các bạn hãy ủng hộ chúng tôi, các bạn hãy giữ vững lòng tin vào hàng Tăng, Ni và cố gắng viết thêm nhiều bài viết ủng hộ bảo vệ Chánh pháp Phật giáo trên các trang Facebook hoặc trên các trang mạng cộng đồng các bạn nhé! 

Đồng thời truyền tải những thông điệp như thế này.

Con xin đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam, quý Phật tử hãy điều tra và truy tìm xem ai là các cá nhân, tổ chức đứng ra chống phá Phật giáo như vậy, thì sẽ rõ động cơ của những người này đối với Phật giáo Việt Nam. Đó là các FB Tiêu Diện Đại Sĩ (Trung Ho), Trang Pham (http://www.facebook.com/profile.php?id=100007367116950&fref=ufi), Son Ngan Nguyen (http://www.facebook.com/son.nguyenngan.79?fref=ufi), Huong Tran (http://www.facebook.com/LNforever21?fref=ufi)  đã vu khống, bịa đặt làm ảnh hưởng đến uy tín danh dự của tăng, ni Phật giáo.

Đây là hành vi bôi nhọ hình ảnh Phật giáo trên không gian mạng và có tổ chức. 

VD: https://www.facebook.com/hophapvuong?fref=ts. Thậm chí họ còn lập ra một diễn đàn: http://hophaptuongquan.forumvi.com/

Giác Nguyệt

Ghi chú: Bài viết của bạn đọc gửi tới phatgiao.org.vn

http://phatgiao.org.vn/y-kien/201411/ai-dung-ra-lap-cac-FB-xuyen-tac-va-chong-pha-Phat-giao-16203/

GIÁO DÂN HAY NHỮNG KẺ BẤT NHÂN Ở LỘC HÀ ?

Theo tin mới nhận được thì Cha xứ Trung Nghĩa Giuse Nguyễn Công Bình đã bị một người có tên Nguyễn Trần Luân, sống ở thôn Phú Mậu, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh tố cáo. Nội dung đơn tố cáo, anh Luân cho rằng, Cha Giuse đã chỉ đạo giáo dân đập phá nhà của O (cô) ruột của anh là Nguyễn Thị Mãy (Sinh năm 1937, là người thuộc diện được hưởng chế độ chính sách cựu thanh niên xung phong, sống đơn thân, bị bệnh tật; năm 2011, cô Mãy đã cho cháu ruột - anh Nguyễn Văn Giáp, Trưởng Công an xã Thạch Bằng đến ở cùng, vì điều kiện khó khăn chưa có nơi ở vừa để tiện chăm sóc cô).

Về nguyên nhân xảy ra sự việc thì dù đơn tố cáo không nói ra nhưng xuất phát từ việc có thông tin cho rằng, anh Giáp - Trưởng Công an xã Thạch Bằng đã dùng súng bắn vào bà con giáo dân nên Cha Giuse đã chỉ đạo rung chuông, yêu cầu bà con bao vây nhà anh Giáp mà thực chất là nhà của cô Nguyễn Thị Mãy. Tại đây, do hiếu kỳ, kích động nên nhiều bà con xứ Trung Nghĩa đã đập phá nhà của cô Mãy vì lí do liên quan tới anh Giáp.

Chính sự lầm lẫn từ Cha Giuse gây nên hậu quả lớn thế này nên anh Luân nhiều lần đến Nhà thờ Giáo xứ Trung Nghĩa đề nghị LM Nguyễn Công Bình giải thích và bồi thường thiệt hại, nhưng Cha Giuse hoặc trốn tránh hoặc yêu cầu anh Luân về để giải quyết sau.

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa rõ thực hư câu chuyện ra sao. Nhưng nếu đúng có chuyện này thì Cha Giuse và bà con xứ Trung Nghĩa cần can đảm nhận lỗi và bồi thường, khắc phục thiệt hại. Đó cũng là cách để Cha và bà con làm theo lời chúa và ý chúa vậy!

Ảnh: Nội dung đơn và hiện trường xảy ra sự việc




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------***-----------

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: - Ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Tĩnh

- Ông Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh

- Ông Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà

- Ông Trưởng Công an huyện Lộc Hà

- Ông Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Địa phận Vinh

- Linh mục quản hạt Văn Hạnh

- Ông Nguyễn Công Bình, linh mục quản xứ Trung Nghĩa.

Tôi tên là: Nguyễn Trần Luân, sinh năm 1974.

Chỗ ở: thôn Phú Mậu, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Nghề nghiệp: lao động tự do tại xã Thạch Bằng.

Tôi viết đơn này xin phép trình bày nội dung như sau:

Tôi có người O (cô) ruột là Nguyễn Thị Mãy, sinh năm 1937, là đối tượng chính sách được hưởng chế độ thanh niên xung phong của Đảng và Nhà nước. Bản thân cô không có chồng, thường xuyên bệnh tật, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nên năm 2003, được chính quyền các cấp cùng anh em họ hàng, người thân, bà con hàng xóm quyên góp, hỗ trợ tiền, ngày công xây dựng cho cô một ngôi nhà cấp 4 để làm nơi ở và nơi thờ cúng, hương khói sau này.

Năm 2011, anh Nguyễn Văn Giáp (là cháu ruột, là Trưởng Công an xã Thạch Bằng) lấy vợ nhưng chưa có nơi ở nên họ hàng và gia đình đã thống nhất để cho cháu Giáp đến ở, trông coi ngôi nhà và chăm sóc bà.

Đêm 2 tháng 4 năm 2017, khi cháu tôi là anh Nguyễn Văn Giáp đang làm nhiệm vụ, thì bị một số người dân địa phương gây gổ, hành hung. Sau đó, ông Nguyễn Công Bình - là linh mục quản xứ Trung Nghĩa đã cho rung chuông nhà thờ tập trung giáo dân, dùng loa phóng thanh của nhà thờ xứ Trung Nghĩa kêu gọi với nội dung: “…đề nghị bà con giáo dân tập trung ra tìm nhà tên Thu và tên Giáp để dỡ nhà cho hắn, nhưng bà con không được đánh đập người và đề nghị mọi người đi thẳng hàng về một phía, tránh lẫn lộn lương và giáo…”. Sau đó, linh mục Bình trực tiếp điều hành hàng trăm bà con giáo dân kéo về đập phá nhà, tài sản trong nhà O của tôi và đánh anh trai tôi là ông Nguyễn Cử bị thương nặng, phải đi viện cấp cứu. Hiện nay, toàn bộ tài sản và ngôi nhà đã bị bà con giáo dân phá hỏng hoàn toàn.

Sáng 4 tháng 4 năm 2017, tôi đã trực tiếp vào nhà thờ giáo xứ Trung Nghĩa để gặp Linh mục Nguyễn Công Bình trình bày sự việc, đề nghị Linh mục Bình trả lời cho tôi về việc tại sao Linh mục cho giáo dân ra phá nhà của O tôi và trách nhiệm giải quyết như thế nào, thì Linh mục Bình bảo với tôi cứ về và hẹn hôm sau trả lời. Sau đó, tôi có đến nhà thờ nhiều lần, nhưng Linh mục Bình đã trốn tránh không gặp và không trả lời những nội dung mà tôi yêu cầu.

Vì vậy, tôi viết đơn này yêu cầu:

- Các cơ quan chức năng có liên quan điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm những người đã kéo đến nhà O tôi đập phá tài sản, đánh người nhà tôi trong đêm 2 tháng 4 năm 2017 (2/4/2017).

- Yêu cầu linh mục Nguyễn Công Bình - quản xứ Trung Nghĩa trả lời cho gia đình tôi biết tại sao rung chuông, dùng loa kêu gọi giáo dân đập phá tài sản, đánh trọng thương người nhà tôi?

- Đề nghị ông Nguyễn Thái Hợp – giáo phận Vinh; linh mục quản hạt Văn Hạnh (là cấp trên của linh mục Bình) trả lời cho tôi biết hành động của linh mục Bình nói trên có đúng với pháp luật và giáo luật hay không?

Tôi và gia đình đề nghị linh mục Nguyễn Công Bình phải có trách nhiệm với những thiệt hại mà ông đã chỉ đạo giáo dân gây ra cho nhà của O tôi và anh trai của tôi là ông Nguyễn Cử.

Sự việc trên đã gây ra bức xúc đối với gia đình, họ hàng và những người dân xung quanh. Đề nghị cơ quan chức năng khẩn trương giải quyết và yêu cầu linh mục Nguyễn Công Bình phải có trách nhiệm với gia đình tôi.

Tôi xin cam đoan những nội dung tôi tố cáo trên là đúng sự thật. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

(Tôi xin gửi kèm theo đơn là những hình ảnh về thiệt hại của gia đình O tôi)

 

 

Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 4 năm 2017.

NGƯỜI VIẾT ĐƠN


Nguyễn Trần Luân


                                                              





                                                                   HUYỆN LỘC HÀ                                                                                                      

DÒNG HỌ NGUYỄN TRẦN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------***-----------

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: - Ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.

                  - Ông Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh.

                  - Ông Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà.

                  - Ông Trưởng Công an huyện Lộc Hà.

                  - Ông Chủ tịch UBND xã Thạch Bằng.

                  - Ông Nguyễn Thái Hợp - Giám mục Giáo phận Vinh.

                  - Ông Hoàng Xuân Hường - Linh mục quản hạt Văn Hạnh.

                  - Ông Nguyễn Công Bình - Linh mục quản xứ Trung Nghĩa.

Chúng tôi là: Dòng họ Nguyễn Trần, tại thôn Phú Xuân, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Ngày 16 tháng 4 năm 2017, Dòng họ Nguyễn Trần chúng tôi họp tại nhà thờ họ Nguyễn Trần ở xã Thạch Bằng về việc con cháu chúng tôi là ông Nguyễn Cử bị giáo dân đánh đập, nhà bà Nguyễn Thị Mãy (sinh năm 1937), là đối tượng chính sách được hưởng chế độ thanh niên xung phong của Đảng và Nhà nước. Bà Mãy hiện không có chồng, thường xuyên bị bệnh tật, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, do vậy, năm 2003, được Chính quyền các cấp cùng anh em trong dòng họ, người thân, gia đình và bà con hàng xóm quyên góp, hỗ trợ tiền, ngày công để xây dựng cho bà một ngôi nhà cấp 4 để làm nơi ở và nơi thờ cúng, hương khói sau này. Ngôi nhà trên hiện nay anh Nguyễn Văn Giáp (là cháu ruột, là Trưởng Công an xã Thạch Bằng). Dòng họ và gia đình đã thống nhất để cho gia đình cháu Giáp đến ở, trông coi ngôi nhà và chăm sóc bà.

Nay, dòng họ chúng tôi viết đơn này xin phép trình bày nội dung như sau:

Dòng họ Nguyễn Trần chúng tôi có 83 hộ, hơn 300 khẩu. Quá trình sinh sống tại địa phương xã Thạch Bằng, tất cả thành viên trong dòng họ chúng tôi đều chấp hành nghiêm túc chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, nhiều con cháu làm tốt công tác xã hội, chăm chỉ lao động sản xuất, đóng góp xây dựng quê hương Thạch Bằng giàu đẹp.

Dòng họ chúng tôi sinh sống trên địa phương xã Thạch Bằng xen lẫn lương – giáo, từ xưa đến nay luôn đoàn kết, hòa thuận với nhau. Thế nhưng, đêm 2 tháng 4 năm 2017, cháu chúng tôi là Nguyễn Văn Giáp – Trưởng Công an xã Thạch Bằng đang làm nhiệm vụ, thì bị một số người dân địa phương gây gổ. Sau đó, ông Nguyễn Công Bình - là linh mục quản xứ Trung Nghĩa, đã cho rung chuông nhà thờ Giáo xứ để tập trung giáo dân, dùng loa nhà thờ Giáo xứ Trung Nghĩa phát đi nội dung: “…đề nghị bà con giáo dân tập trung ra tìm nhà tên Thu và tên Giáp để dỡ nhà cho hắn, đề nghị mọi người đi thẳng hàng về một phía, tránh lẫn lộn lương và giáo…”. Sau đó, hàng trăm giáo dân kéo đến đập phá nhà cửa, tài sản trong nhà mà cháu Giáp đang ở và đánh ông Nguyễn Cử (bố đẻ của cháu Giáp) bị thương nặng, phải đi cấp cứu ở bệnh viện. Nhà cửa, tài sản hợp pháp đã bị giáo dân phá hỏng.

Vì cực kỳ bức xúc với việc linh mục Nguyễn Công Bình, quản xứ Trung Nghĩa kêu gọi, điều hành giáo dân phá nhà, đánh người thân của mình, nên cháu chúng tôi là Nguyễn Trần Luân đã nhiều lần vào Giáo xứ Trung Nghĩa tìm gặp, “làm việc” với linh mục Nguyễn Công Bình, nhưng ông linh mục Nguyễn Công Bình cố tình trốn tránh.

Chúng tôi viết đơn này tố cáo việc làm nói trên của một số giáo dân Giáo xứ Trung Nghĩa, đặc biệt là cá nhân ông linh mục Nguyễn Công Bình là trái pháp luật, thiếu nhân văn, trái với giáo luật của Giáo hội.

Vậy, toàn thể con cháu dòng họ Nguyễn Trần chúng tôi yêu cầu:

- Các cơ quan chức năng cần khẩn trương điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm những kẻ vi phạm pháp luật trong vụ việc nói trên.

- Chúng tôi kiên quyết yêu cầu ông Nguyễn Công Bình - quản xứ Trung Nghĩa trả lời rõ tại sao lại rung chuông nhà thờ kêu gọi, điều hành một số giáo dân đi phá nhà và đánh đập người khác.

- Chúng tôi kiên quyết đề nghị ông Nguyễn Thái Hợp – Giám mục giáo phận Vinh trả lời ngay cho chúng tôi về hành động nói trên của linh mục Nguyễn Công Bình có vi phạm giáo luật hay không? Ông Nguyễn Công Bình có xứng đáng làm một linh mục nữa hay không?

Hành động của ông linh mục Nguyễn Công Bình và một số giáo dân Giáo xứ Trung Nghĩa nói trên đã gây bức xúc cực độ đối với rất nhiều lương dân trên xã Thạch Bằng nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung, trong đó có dòng họ Nguyễn Trần chúng tôi.

Chúng tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo nêu trên là đúng sự thật. Nếu có gì sai sót, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

Hà Tĩnh, ngày 17 tháng 4 năm 2017.


TRƯỞNG CHI TRONG DÒNG HỌ

Nguyễn Trần Hùng


THAY MẶT DÒNG HỌ NGUYỄN TRẦN

TỘC TRƯỞNG

Nguyễn Trần Diện

Nguyễn Trần Dũng – Nguyễn Trần Tứ - Nguyễn Trần Ngợi



Một cán bộ làm nhiệm vụ mặc thường phục đã bị một số đối tượng lẫn trong đám đông giáo dân bao vây, la ó tại trụ sở UBND huyện Lộc Hà và không cho lực lượng tiếp nhận người để đưa đi cấp cứu  là hành vi bất nhân.

Trước hết, vụ việc xảy ra cách đây 6 năm (6=2023-2017) như Vô Thần Việt Nam đã đưa tin hàng trăm giáo dân thuộc giáo xứ Trung Nghĩa thuộc xã Trung Nghĩa, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh dưới sự chỉ đạo của một nhóm những kẻ mang danh hội, nhóm xã hội dân sự ở Việt Nam như Bạch Hồng Quyền, Hoàng Bình, Nguyễn Thùy Trinh,... đã tiếp cận kích động giáo dân bao vây trụ sở UBND xã nhiều ngày qua và hôm nay họ đã cùng giáo dân đến vây trụ sở UBND huyện Lộc Hà.

Chúng tôi chưa nói đến hành vi vi phạm pháp luật của bà con giáo dân trong việc bao vây trụ sở làm việc của chính quyền - UBND huyện mà còn có hành vi rất dã man khi đánh người ngất rồi không cho đi cấp cứu. Vậy, phải chăng bà con giáo dân chỉ đổi lấy tiền? Chỉ đòi quyền lợi của mình trong khi một cán bộ do chính những người trong số bà con giáo dân đánh ngất lại không chịu bàn giao cho đi cấp cứu? Xem lại đoạn video một sĩ quan biên phòng đàm phán chỉ cần bàn giao người để đưa đi cấp cứu nhưng những người được coi là giáo dân này nhất quyết không bàn giao không cho đi khi chưa đòi hỏi được quyền lợi của mình trong khi đó người cán bộ bị đánh bất tỉnh vẫn nằm bất động trên đất.

 

Cán bộ bị giáo dân đánh bất tỉnh và không cho sĩ quan biên phòng nhận người để đưa đi cấp cứu



Mời bạn xem clip:



Thử hỏi, nếu đợi để giải quyết được nhu cầu của giáo dân thì tính mạng của người cán bộ kia không còn cấp cứu được nữa thì sao? Dưới góc độ con người khi nhìn hình ảnh người cán bộ bất tỉnh nằm dưới đất không được đưa đi cấp cứu chúng tôi lên án hành động bất nhân tính của giáo dân. Không hiểu giáo dân là những con chiên của Chúa mà sao hành xử không giống con người vậy? Đến loài cầm thú họ cũng không xử sự với con người như vậy. Một khi kẻ yếu thế hơn mình không còn chống cự được nữa và tính mạng họ tính từng giây từng phút mà thái độ của giáo dân vẫn bình thản như không? Không hiểu người dân Việt Nam khi xem hình ảnh này và đoạn clip này sẽ nghĩ sao về những giáo dân Trung Nghĩa? Những con chiên của Chúa sống trên lãnh thổ Việt Nam?

Quyền lợi của giáo dân thì giáo dân cứ tiếp tục đòi còn tính mạng con người đang trong cơn nguy cấp thì phải cứu. Không lẽ, kinh "thánh" (thực ra là kinh h.ã.i) không dạy về vấn đề này? Khi thấy người sắp chết dù người đó là ai đi chăng nữa thì không ai không cứu giúp nhưng sao giáo dân ở đây lại thờ ơ vô cảm đến như vậy?

Khi Chủ tịch tỉnh cam kết, linh mục đứng ra chịu trách nhiệm trước giáo dân nhưng xem ra những giáo dân ở đây vẫn coi thường mạng sống của một con người. Thật là không còn gì để nói về độ bất lương của giáo dân Trung Nghĩa. Nhìn cảnh giáo dân ngồi vây quanh một cán bộ bị đánh bất tỉnh mà không thể kìm được lòng giận dữ và căm thù những kẻ bất nhân. Họ không khác gì bầy lang sói ăn thịt đồng loại.

Mời bạn xem clip:



Rõ ràng, hành vi hành hung cán bộ là vi phạm pháp luật nhưng hành vi ngăn cản việc cứu người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng không chỉ vi phạm pháp luật mà còn bị lên án về đạo lý, đạo con người. Hành vi vi phạm của giáo dân rồi sẽ bị điều tra và xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Còn về phía chúng tôi, chúng tôi lên án hành vi bất nhân của những giáo dân Trung Nghĩa và hy vọng người dân cả nước hãy tẩy chay bất kỳ giáo dân xã Trung Nghĩa nào trên phạm vi cả nước.

Vô Thần Việt Nam mong muốn mọi người dân Việt Nam (không phải kito giáo) hãy lên tiếng tẩy chay giáo dân Trung Nghĩa, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh về hành vi bất nhân này dưới mọi hình thức. Mọi người hãy cùng lên tiếng và hành động!







Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

LM XỨ BÚT SƠN QUÁ KHỐN NẠN

<Hải Hà Tran>

Ngày 27 tháng 12 năm 2022 lúc 3:15 PM:

Thánh Lễ an táng xứ Bút Sơn, xã Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà Nam.

Xe tang đến nhà thờ chậm 8 phút, Linh mục tự làm lễ trước một mình. Khi gia đình chở thi hài đến thấy linh mục đã làm lễ, linh mục nói “cứ đưa thi hài vào để tôi dâng lễ".
Nhưng gia đình người quá cố bức xúc quá, trả lời: “không phải đưa, lễ rồi còn đưa làm gì. Nói vuốt đuôi nha".
Quá căm phẫn nên con trai người quá cố vừa chửi vừa la làng rằng: "Cha này là sao? Ông linh mục bố láo! Không được đối xử như thế, khốn nạn vừa vừa thôi nha, Cha cố gì! ...Tôi nói với các ông là ông Cha mất dạy, ông Cha láo, Cha khốn nạn, Cha cố gì, Cha mất dạy!"




Thứ Năm, 12 tháng 1, 2023

PHẬT GIÁO VIỆT NAM GẮN BÓ CÙNG DÂN TỘC, PHỤNG SỰ NHÂN SINH



Ở nước ta, Phật giáo là một tôn giáo được biết sớm nhất, đã hơn 2.000 năm nay, với việc tu tập gần gũi với thiên nhiên, với đại chúng, đời sống tu hành đơn sơ, mộc mạc, giản dị, Phật giáo dễ đi vào cuộc sống của quảng đại cư dân. Đạo Phật ở Việt Nam đã mang màu sắc Việt Nam rõ rệt đã dựa trên các điều kiện cụ thể của nước nhà đề hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh và tạo một đạo Phật rất Việt Nam gắn bó mật thiết, không thể phân ly trong lòng dân tộc, do sự tương đồng giữa giáo lý “từ bi - hỷ xả”, “cứu khổ, cứu nạn” của Đức Như Lai với tư tưởng, tình cảm và truyền thống nhân văn của người Việt Nam nên đạo Phật đã ăn sâu bám rễ trong tâm tư, tình cảm, lối sống, đạo đức của đông đảo người Việt, luôn gắn bó, đồng cam cộng khổ cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.


Đinh Tiên Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của nước Đại Cồ Việt độc lập tự chủ đã mời Thiền sư Ngô Châu Lưu làm cố vấn trong công việc trị quốc. Để tỏ niềm tôn kính và đánh giá đúng công lao, vua đã ban hiệu “Khuông Việt Đại Sư” cho ngài. Hình ảnh Thiền sư Đỗ Pháp Thuận cải dạng thành người lái đò để tiếp sứ thần nhà Tống thật khó phai mờ trong lòng người hậu thế, một hình ảnh đẹp, một sự hy sinh lớn, một minh chứng cho tấm lòng vì nước, vì dân. Thời nhà Lý cũng đã có nhiều bậc cao tăng đứng ra cùng vua chung lo gánh vác việc nước như Thiền sư Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Thông Biện, Viên Thông, Không Lộ… Đặc biệt, mỗi lần lật lại trang sử vẻ vang của thời Trần, chúng ta thật cảm động và khâm phục các vua Trần đã đoàn kết toàn dân, vua tôi hòa hợp, quyết tâm bảo vệ giang sơn cẩm tú, ba lần đánh tan quân Nguyên xâm lược. Một Trần Thái Tông anh minh và đức hạnh, hành xử viên dung cả đời lẫn đạo; một Tuệ Trung Thượng Sĩ với tâm hồn siêu thoát đã hòa mình trong cuộc đời và đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, một anh hùng dân tộc, nhà văn hóa lớn, đồng thời là người khai sáng phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, thiền phái mang đậm sắc của Phật giáo Việt Nam. Nhiều vị vua, quan thời Lý, thời Trần am hiểu sâu sắc Phật pháp, đã chuyển hóa tư tưởng, triết lý sống của Phật giáo để dựng đạo, xây đời tốt đẹp. Đạo Phật trở thành một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam; sau lũy tre làng luôn ẩn hiện những ngôi chùa vừa uy nghiêm, vừa gần gũi, một hiện hữu không thể thiếu trong cộng đồng làng xã Việt Nam.

Trước Cách mạng Tháng Tám, trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, Phật giáo Việt Nam lại tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, hòa mình và gắn bó chặt chẽ với dân tộc. Nhiều ngôi chùa là cơ sở của cách mạng, nuôi giấu cán bộ, nơi tổ chức hội họp bí mật, cất trữ vũ khí, biến thành trường học, nơi cứu tế người nghèo; nhiều tăng, ni tạm thời rời bỏ Thiền môn, trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng như Hòa thượng Thiện Chiếu, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Hòa thượng Thích Thiện Hào… Trong lúc đất nước lâm nguy, Hòa thượng Thích Thế Long ở chùa Cổ Lễ (Nam Định) đã một lúc làm lễ “cởi áo cà sa, khoác áo chiến bào” cho 27 vị tu sĩ Phật giáo trở thành những chiến sĩ cách mạng. Tháng 6-1963, Bồ tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu cùng với sự hy sinh phi danh lợi của tăng, ni và phật tử miền Nam, miền Trung chống độc tài, áp bức, đòi tự do tôn giáo, độc lập dân tộc. Hành động vô úy của Bồ tát Thích Quảng Đức đã làm rung chuyển lương tâm của loài người tiến bộ, thức tỉnh lòng người ủng hộ chính nghĩa Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết về sự hy sinh của Bồ tát Thích Quảng Đức: Vị Pháp thiêu thân, vạn cổ hùng huy thiên nhật nguyệt/ Lưu danh thiên cổ, bách niên chính khí rạng sơn hà. Hình ảnh các vị cao tăng đáp ứng tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, của Bác Hồ kính yêu, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, sát cánh cùng toàn dân đánh giặc, cứu nước đã tô thắm thêm màu cờ của Tổ quốc. Toàn thể tăng, ni và đồng bào phật tử Việt Nam ghi lòng tạc dạ lời dạy của Bác Hồ, nhận thức rằng “lý tưởng giải thoát của người tu hành không thể tách rời sự nghiệp giải phóng dân tộc, do Hồ Chủ tịch và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”. Trong lao động sản xuất, thực hiện nếp sống đạo đức văn hóa, nhiều quý vị tăng, ni, phật tử đã trở thành những người tiêu biểu, gương mẫu, làm chỗ dựa đáng tin cậy trong khối đại đoàn kết toàn dân… Đó là những minh chứng cho tinh thần yêu nước chân chính của Phật giáo Việt Nam trong dòng chảy lịch sử của dân tộc.

Sự đóng góp của Phật giáo Việt Nam đối với dân tộc đã được lịch sử Việt Nam ghi nhận và được Đảng, Nhà nước 2 lần tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhà nước đã công nhận 257 chùa là di tích lịch sử cấp quốc gia và có nhiều con đường ở các tỉnh, thành phố được mang tên các vị cao tăng có nhiều đóng góp cho Đạo pháp - Dân tộc như: Thiền sư Vạn Hạnh, Quốc sư Khuông Việt, Sư Liễu Quán, Sư Thiện Chiếu, Bồ tát Thích Quảng Đức... Đảng và Nhà nước cũng đã trao tặng nhiều danh hiệu cao quý cho nhiều vị cao tăng của Giáo hội, như Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Hòa thượng Thích Thiện Hào, Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Hòa thượng Thích Minh Châu... đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều vị cao tăng khác đã được Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao tặng nhiều huân chương, huy chương, kỷ niệm chương cao quý vì đã có nhiều cống hiến, đóng góp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH.



Qua học tập và nghiên cứu chuyên đề Qua học tập về phong cách dân chủ, phong cách quần chúng, phong cách nêu gương của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, tôi xin trình bày những nhận thức, những kết quả thực hiện cụ thể của bản thân như sau:

Phong cách quần chúng, phong cách dân chủ và phong cách nêu gương trong tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện xuyên suốt mọi hành động trong cả cuộc đời cách mạng, phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân của vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của cách mạng Việt Nam và của dân tộc Việt Nam.

1/ Phong cách quần chúng.

Phong cách quần chúng trong tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghía Mác – Lênin: quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có lòng tin vô tận đối với quần chúng. Người luôn luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng, coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Phong cách quần chúng trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện bằng phong cách sâu sát quần chúng, vì lợi ích của quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng, của những người chiến sĩ cộng sản suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên gần dân, thấu hiếu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và bản thân Người luôn là tấm gương sáng về phong cách gần dân. Sự gần gũi đó được thể hiện ngay từ phút đầu tiên Người ra mắt quốc dân. Khi vừa đọc một đoạn Tuyên ngôn Độc lập, Người đã dừng lại hỏi: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?”. Chỉ là một câu hỏi thôi, một câu hỏi bình dị, tự nhiên mà thực sự đã làm xúc động trái tim hàng chục triệu đồng bào toàn quốc! Cả muôn triệu một lời đáp: "Có! Như Trường Sơn say gió Biển Đông”. Đó là một điển hình mẫu mực về mối quan hệ gần gũi, thân thiết hiếm có giữa lãnh tụ với quần chúng, ngay ở những giây phút lịch sử trang trọng nhất.

Năm 1957, Bác Hồ về thăm Quảng Bình. Cuộc mít tinh quần chúng đón Bác được tổ chức tại sân vận động thị xã Đồng Hới. Nói chuyện với đồng bào, Người nhắc nhở nhiều điều, trong đó có việc phải chú ý chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình đồng bào miền Nam tập kết,… rồi Người đọc chậm rãi câu ca dao:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng."

Bác đọc đến đâu, đồng bào đọc theo đến đó. Một âm thanh hòa quyện vang lên thân thiết giữa lãnh tụ và quần chúng. Các thành viên Tổ cổ động của Uỷ ban Kiểm soát và giám sát quốc tế đóng tại Đồng Hới, có mặt tại cuộc mít tinh, đã hết sức ngạc nhiên. Họ nói với cán bộ ta: “Trong đời chúng tôi chưa bao giờ được thấy một thủ lĩnh quốc gia nào gần gũi, thân thiết với nhân dân như Bác Hồ của Việt Nam. Ở nước chúng tôi, Tổng thống cũng đọc diễn văn rất hay. Rất tiếc cái hay đó chỉ có một số ít người trong dân chúng hiểu. Còn ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn thì hàng vạn người đều hiểu được và đọc theo, như cha đọc cho con nghe, thầy đọc cho trò nghe…, thật là gần gũi và thân thiết!”.

Trong đời sống hằng ngày, Người thường tranh thủ đi thăm, chuyện trò thân tình với các cụ già, gặp gỡ chiến sĩ và đồng bào các địa phương, để nắm tình hình và tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Điều đó đã trở thành một nhu cầu, một nếp sống, thành điều tâm niệm suốt đời của Người, từ buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước đến khi trở thành Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng, từ việc lớn đến việc nhỏ của Người đều thể hiện sự quán triệt tư tưởng “Nước lấy Dân làm gốc”, “Cách mạngsự nghiệp của quần chúng”. Ta hiểu vì sao Người thưòng nhắc đến câu ca truyền miệng của nhân dân Quảng Bình “Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dân liệu cũng xong”.

Hai là, Hồ Chí Minh yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải đi đúng đường lối quần chúng, đồng thời bản thân Người nêu cao tấm gương về lòng yêu mến và tin tưởng rất mực vào khả năng và sức mạnh của nhân dân. Bác nói: “Nước lấy dân làm gốc”, “Gốc có vững cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền Nhân Dân”. Bác thường xuyên căn dặn các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải coi trọng mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, và phải thể hiện tinh thần phụ trách trước nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời, không gì quý bằng Nhân Dân. Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân Dân… Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của Nhân dân”. Vì vậy, “việc gì có lợi cho Dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, kính dân, phải thân dân, gần dân để hiểu dân.

Ba là, cán bộ, đảng viên phải biết phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của tập thể, lợi ích của nhân dân. Bác nói: “Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng… Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không phù hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại…”.

Bốn là, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường yêu cầu cán bộ, đảng viên phải “từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”. Người đã nhiều lần phê phán tệ xa rời quần chúng, lên mặt “làm quan cách mạng”, “quan nhân dân”, không thấy mình là đày tớ, người học trò của nhân dân. Bác đã nêu ra một quan điểm rất rõ: Không phải cứ viết lên trán hai chữ “cộng sản” thì đương nhiên sẽ được mọi người quý trọng. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay.

2/ Phong cách dân chủ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể, nhận trách nhiệm cá nhân và hoàn thành tốt nhiệm vụ được tập thể giao phó và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Trước hết theo Hồ Chí Minh, mọi cán bộ, đảng viên phải gắn bó vối tập thể, tôn trọng tập thể, đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, đồng thời tinh thần ấy cũng thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của Người. Hồ Chí Minh không bao giờ đặt mình cao hơn tổ chức, ở ngoài sự kiểm tra, giám sát của tổ chức, mà luôn luôn tranh thủ bàn bạc với tập thể Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Khi bàn về cách làm và xuất bản loại sách Người tốt, việc tốt với một số cán bộ, Người nói: “Bác muốn bàn luận dân chủ, các chú có ý kiến gì trái với Bác thì cứ cãi, nhất trí rồi về làm mới tốt được.

Người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu không gì bằng khuyên cán bộ của mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình. Như thế chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo, mà lại thể hiện dân chủ thật sự trong Đảng.

Thứ hai, là phải mở rộng dân chủ đề phát huy sức mạnh của tập thể. Người thường nói: Đề ra công việc, đẻ ra nghị quyết, không khó, vấn đề là thực hiện nó. Ai thực hiện? – Tập thể, quần chúng. Vì vậy, có dân chủ, bàn bạc tập thể mới cùng thông suốt, nhất trí, mới cùng quyết tâm thực hiện, tránh được “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Sở dĩ xảy ra mất đoàn kết vì người đứng đầu ở nơi đó còn chuyên quyền, độc đoán, áp đặt chủ quan, trong hội nghị thì mọi người miễn cưỡng đồng tình, sau hội nghị, nếu đã không thông thì sẽ không quyết tâm thực hiện. Vì vậy, Người yêu cầu: “Phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình”. “Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến”; “thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”. Bản thân Người là tấm gương mẫu mực về thực hành dân chủ.

Thứ ba là nhận trách nhiệm cá nhân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được tập thể giao phó và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Là người đứng đầu Đảng cầm quyền, đứng đầu Nhà nước, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên có phong cách làm việc tập thể và dân chủ. Người giải thích: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách, tức là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung.

– Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng.

– Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu.

– Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.

– Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.

3/ Phong cách nêu gương.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu gương thì trước hết phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm.

Trước hết cần nêu gương trên ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối vối việc. Đối với mình phải không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày; đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, khoan dung, độ lượng; đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng” (để việc công lên trên, lên trước việc tư).

Thứ hai, muốn nêu gương được thì nói phải đi đôi với làm và trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một tấm gương đạo đức mẫu mực cho mọi người học tập và noi theo, ở Người đã đạt tới sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa giáo dục đạo đức và nêu gương đạo đức, đạt tới sự nhất quán giữa công việc và đời tư, giữa đạo đức vĩ nhân và đạo đức đời thường.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành. Kháng chiến, kiến quốc, ta phải cần kiệm. Nhưng tự mình phải cần và kiệm trước đã. Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương cả về ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hóa. Không có gì là khó. Khó như cách mạng mà ta đã làm được và đã thành công. Muốn làm được, ta phải: quyết tâm, trí tâm và đồng tâm. Ta nhớ ba chữ ấy, thực hành làm gương nêu ba chữ ấy lên, tất là các đồng chí phải thành công”.

Thứ ba, để giáo dục bằng nêu gương đạt kết quả cao, Người chủ trương: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Trong gia đình, cha mẹ có thể là tấm gương cho các con, anh chị là tấm gương đối với các em; trong nhà trường, thầy giáo, cô giáo là tấm gương cho học trò; trong cơ quan, tổ chức thì cán bộ lãnh đạo là tấm gương cho cấp dưới, người này có thể nêu gương cho người khác. Trong cuộc sống hằng ngày, người cán bộ, đảng viên chẳng những phải có trách nhiệm tự tu dưỡng tốt để trở thành con người có đời tư trong sáng, mà còn phải là tấm gương giúp nhân dân nhìn vào đó làm những điều đúng, điều thiện, chống lại thói hư, tật xấu. Tư tưỏng đạo đức ấy đã tạo nên một phong cách nêu gương, tự giác gương mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh tụ kính yêu của cách mạng Việt Nam, người suốt đời phấn đấu, hy sinh vì đất nước, vì dân tộc, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị, người mà cả cuộc đời là một tấm gương lớn cho các thế hệ con cháu mãi mãi noi theo.

* Những nhận thức về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua các chuyên đề đã được học tập. Nội dung cơ bản tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà cán bộ đảng viên, công chức, phải thường xuyên học tập và noi theo là:

Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, hiếu với dân” cần quán triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới; Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.

Thực hiện đúng lời dạy: “Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trong điều kiện toàn cầu hóa, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Những kết quả cụ thể của bản thân trong việc thực hiện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Những kết quả đã làm được:
– Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: Tôi luôn luôn gương mẫu rèn luyện phẩm chất tư cách, làm tròn nhiệm vụ được Đảng và chính quyền giao phó. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hoà nhã thân ái với mọi người, hết lòng vì nhân dân phục vụ. Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của người Đảng viên.

– Về ý thức trách nhiệm tâm huyết với công việc:

+ Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: Tôi luôn cập nhật thông tin trên mọi thông tin đại chúng để chắt lọc, tìm kiếm những tấm gương đạo đức tốt để học hỏi.

+ Thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; Chân thành, khiêm tốn, không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu khuyết điểm ….

+ Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết cơ quan đơn vị.

– Về ý thức tổ chức, kỷ luật, thực hiện tự phê bình và phê bình theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:

+ Bản thân tôi tự luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, không kéo bè kéo cánh để làm rối loạn gây mất đoàn kết nội bộ.

+ Luôn có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình. Luôn phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân. Luôn động viên những người thân trong gia đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hoá.

Những mặt chưa làm được hoặc còn tồn tại, hạn chế.

Bên cạnh những ưu điểm, bản thân tôi nhận thấy mình cũng còn những nhược điểm như đôi lúc làm việc còn chưa khoa học, chưa hệ thống. Và tinh thần làm việc đôi lúc chưa thật sự sâu sát, tỉ mỉ.

Phương hướng phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống của bản thân theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Phấn đấu hoàn thành tốt và giữ vững những kết quả đã đạt được. Luôn là người gương mẫu xứng đáng với niềm tin. Luôn gương mẫu trong các hoạt động, tích cực vận dụng sáng tạo trong giải quyết công việc được giao, phải luôn nêu gương về mặt đạo đức, giữ vững lập trường.

Trong thâm tâm của bản thân cũng như trong mọi hành động, tôi luôn quán triệt tư tưởng sâu sắc trong việc đấu tranh với bản thân để noi theo tấm gương vĩ đại của Người. Song song với việc xây dựng Đảng tùy theo sức và vị trí của mình, bản thân tôi cũng luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, chống những luận điệu xuyên tạc và cơ hội về Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Không ngừng nâng cao trình độ của bản thân để thích ứng với điều kiện xã hội mới, áp dụng triệt để và linh hoạt các Nguyên tắc của Người tùy theo vị trí của mình như: Tập trung dân chủ, Tự phê bình và phê bình, kỷ luật nghiêm minh tự giác, trong cơ quan cũng như trong cuộc sống cộng đồng.

NGƯỠNG MỘ BÁC TRẦN VĂN KHOAN Ạ .

Mười sáu năm mẹ đi xa Vắng nghe tiếng mẹ, ầu ơi ngọt ngào Câu ca mẹ ru ngày nào Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn  Đời mẹ vất vả nhọc nhằn Đôi...