Lịch sử Thiên chúa giáo từ khi du nhập vào nước ta luôn gắn liền với các cuộc xâm lược và đối đầu với chính quyền. Có một nhà nghiên cứu từng nói " khi Thiên Chúa giáo yếu nó thu mình thành con mèo, khi Thiên Chúa giáo mạnh nó trở thành con cáo".
Trước năm 1975 Thiên Chúa giáo ở miền Nam bước lên một địa vị cai trị, chính quyền từ Diệm tới Thiệu đều là chính quyền Công giáo, một quan tỉnh trưởng thời đó nếu được bổ nhiệm điều đầu tiên y làm là đến chào xã giao vị quán xứ giám mục địa phương đó, không phải ngẫu nhiên thời đó dân miền nam có câu cửa miệng "nhất Chúa nhì cha thứ ba cụ Diệm", chừng đó thôi cũng đủ nói lên địa vị công giáo ớ miền nam trước năm 75 nằm ở đâu.
Vì sao Công giáo luôn sợ khoa học và văn minh?
Các nhà thờ các tổ chức truyền giáo của Vatican trong những năm gần đây luôn bành trướng đàn con chiên của mình sang các nước đang phát triển, đặc biệt châu Phi và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Lực lượng giáo dân trong những nước văn minh như châu Âu ngày càng giảm, lượng người bỏ đi nhà thờ ngày càng đông, vì vậy để bù đắp sự thiếu hụt số lượng giáo dân, không còn cách nào khác phải đẩy mạnh sự gia tăng giáo dân ở các vùng kém phát triển, chỉ những nước kém phát triển thì họ mới tin vào thiên chúa và cha xứ.
Vậy nên chúng ta không lạ khi hàng ngàn giáo dân bỏ nhà cửa công việc chí đi biểu tình Formosa, họ sợ Formosa không phải vì đầu độc môi trường, mà họ sợ Formosa sẽ đem đến giàu có văn minh cho những vùng đất xứ đạo nghèo nàn này. Họ sợ một ngày kia khi đời sống nhân dân được cải thiện thì địa vị của nhà thờ nơi đây sẽ mất vị trí độc tôn lãnh đạo đàn chiên của mình.
Bản thân tôi một người dân Hà Tĩnh, sống gần vùng Công giáo tôi hiểu hơn ai hết người Công giáo nơi đây thế nào. Nhà thờ luôn biến nơi tôn giáo thành trường học chống Cộng sản, họ nhồi nhét vào đầu giáo dân những công cuộc chống Cộng sản tới cùng, họ sống thu mình vào nhau luôn tách biệt với sự phát triển của xã hội, từ đó cha xứ mới dễ bề cai quản và điều khiển giáo dân, họ tuyên truyền dùng biện pháp tránh thai là có tội, họ cổ vũ cho giáo dân đẻ nhiều, họ biết càng đẻ nhiều thì số lượng giáo dân càng đông, và đây cũng là một cách bành trưởng nước chúa qua dân số. Và đối với họ thì nhà thờ là trên hết thậm chí trên cả chính quyền.
Về phương diện Vatican là đầu não của chủ nghĩa đế quốc tinh thần (Spiritual Imperialism) giống như con bạch tuộc có nhiều vòi. Mỗi giáo hội Công Giáo tại mỗi quốc gia là một cái vòi của nó. Là trung ương đầu não của hệ thống điều khiển bầy chiên ở các quốc gia khác trên thế giới. Do đó, đạo Thiên chúa giáo là công cụ lý tưởng của các thế lực thực dân phương Tây khi xưa, sen đầm quốc tế ngày nay nhằm can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác, đặc biệt nhóm quốc gia cựu thuộc địa, thông qua lực lượng tín đồ bản địa. Cấy được đạo Ca-tô vào dân bản xứ, liên minh phương Tây - Vatican có trong tay những tay sai đắc lực và trung thành nhất, những “con chiên có nanh” “quên mình trong vâng phục”, sẵn sàng ngoan ngoãn làm theo chỉ đạo của chủ chăn bất chấp quyền lợi dân tộc, bất chấp đạo lý, bất chấp lương tri.
Sự nổi dậy liên tiếp của Công giáo gần đây ở Việt Nam cho thấy những tín điều mới đang được đưa ra. Với công luận quốc tế và trong nước, họ nói rằng những hành động của họ là “bảo vệ nhân quyền”, nhưng với các con chiên, họ dạy rằng “sứ mệnh lớn trong thế kỷ này là phải tiêu diệt Đảng Cộng Sản”. Sự thật là họ đang diễn tập cho những cuộc thánh chiến kiểu mới của thế kỷ 21. Nếu ngày xưa, những cuộc thánh chiến thời Trung Cổ mang lại cho nhà cầm quyền phương Tây rất nhiều vàng bạc, châu báu, nô lệ… thì ngày nay, các tổ chức phản động lợi dụng cuộc thánh chiến mới của Công giáo Việt Nam để tụ tập đám đông làm một cuộc lật đổ chính quyền, một đám đông mà bấy lâu nay những tổ chức phản động với uy tín thảm hại của mình từ lâu lắm rồi đã không thể làm được.
Những cuộc thập tự chinh, những cuộc chiến tranh xung đột sắc tộc đều bắt nguồn từ những tôn giáo, và đây cũng là bài học cho Việt Nam trong việc bảo vệ an ninh đất nước trước sự gây hấn ngày càng công khai núp dưới chiêu bài tôn giáo cũng như dân chủ nhân quyền. Người Việt Nam luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng của các tốn giáo khác, nhưng không cho phép tôn giáo nào đứng trên lợi ích quốc gia và sự tồn vong của dân tộc, và sự nhẫn nhịn nào cũng phải cần có giới hạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét